Tỏi đen được biết đến là dược phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa một số bệnh. Tuy nhiên, giá thành của tỏi đen không hề rẻ và với tình hình dịch bệnh hiện tại thì việc mua tỏi đen cũng khá bất tiện. Do đó, hãy cùng trainghiemdi.com chế biến tỏi đen ngay tại nhà nhé.
Giới thiệu về tỏi đen
Tỏi đen không phải là thực phẩm tự nhiên mà phải qua một quá trình lên men từ tỏi trắng để tạo thành. Sau khi lên men tỏi mất đi vị tanh nồng vốn có mà thay vào đó là hương thơm nhẹ nhàng cùng hàm lượng dinh dưỡng vượt trội rất tốt cho sức khỏe.
Ngày trước khi nhìn vào tỏi đen, trainghiemdi.com cảm thấy rất sợ vì nó đen xì, hay biết đâu nó vẫn còn mùi tanh nồng của tỏi. Nhưng sau khi dùng mọi sự can đảm của mình để nếm thử “thần dược” này thì tôi cảm thấy nó khá dễ ăn, dẻo dẻo, ngọt, không có mùi hăng của tỏi.
Tỏi đen được sử dụng trực tiếp và khuyến khích nên dùng mỗi ngày để tăng cường sức khỏe. Nó có thể phòng chống và điều trị hơn 80 bệnh lý nên tỏi đen còn được gọi là siêu thực phẩm.
Công dụng tỏi đen
- Ngăn ngừa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị các bệnh huyết áp cao
- Tăng cường collagen cho da, giúp da căng mịn, rạng ngời tự nhiên
- Tăng cường hệ miễn dịch, giúp ức chế sự tăng trưởng của dòng tế bào ung thư
- Cải thiện sức khỏe cơ bắp
- Ngăn ngừa lão hóa
- Điều trị các vấn đề hô hấp
- Tỏi đen giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tiểu đường
- Tỏi đen có tác dụng làm giảm cholesterol và giảm mỡ máu
- Giải độc nicotin mãn tính hiệu quả
- Bảo vệ gan, hạn chế tình trạng xơ gan, viêm gan,…
Cách làm tỏi đen tại nhà
Nguyên liệu
- 1kg tỏi
- 1 lon bia (bia gì cũng được)
- Giấy bạc
- Nồi cơm điện
Chế biến:
Bước 1: Làm sạch tỏi
Chọn các tép tỏi đều đặn, không nảy mầm.
Nếu tỏi hơi ướt bạn nên phơi khô rồi mới làm sạch
Sơ chế:
- Cắt bỏ phần cuống dài, bỏ phần vỏ lụa ở ngoài
- Dùng khăn sạch để lau mọi bụi bẩn
Bước 2: Ngâm tỏi với bia
Cho tỏi vào thau sạch và rót bia vào sau đó trộn đều, cứ 5 phút đảo tỏi 1 lần cho tỏi thấm đều.
Ngâm trong 30 phút vớt tỏi ra để ráo một lúc.
Lưu ý: chỉ ngâm tỏi trong 30 phút không được ngâm lâu hơn, nếu ngâm càng lâu tỏi càng dễ thất bại.
Bước 3: bọc tỏi lại trong giấy bạc
Sau khi vớt tỏi ra để ráo, bạn sử dụng giấy bạc bọc kín tỏi lại. Nếu bọc hở tỏi sẽ khó lên men.
- Nếu tỏi nhiều nhánh bạn nên bọc riêng từng củ tỏi.
- Nếu dùng tỏi cô đơn bạn có thể bọc khoảng 4-5 củ một lần.
Bước 4: Ủ tỏi
Cho gói tỏi vào nồi cơm điện hoặc nồi áp suất. Cắm nồi cơm điện bật nút Warm (Giữ ấm) và cắm điện trong vòng 2 tuần.
Lưu ý:
- Phải đảm bảo nguồn nhiệt liên tục trong suốt 2 tuần tỏi lên men.
- Nếu không may nhà cúp điện, bạn nên đem cả nồi ra phơi nắng nên phơi ở chỗ nắng to và nhiều nhất.
- Trong 2 tuần ủ tỏi, mỗi ngày bạn có thể kiểm tra nhưng không được quá 5 phút.
- Nên kiểm tra sau khi đã ủ ít nhất 5 ngày để không ảnh hưởng đến nhiệt và độ ẩm trong nồi.
Nhiệt độ ủ tỏi từ 60-90 °C nhưng tốt nhất là từ 70-75 °C.
- Nếu ủ ở nhiệt độ tốt, đến ngày thứ 14, nếu bạn thấy vỏ tỏi khô, tép tỏi đen huyền và dẻo thì bạn đã thành công. 1kg tỏi bạn sẽ làm được khoảng 500 – 600g tỏi đen.
- Nếu ủ xong mà tỏi vẫn hơi ướt, đừng lo lắng, hãy đem tỏi phơi dưới bóng râm hoặc hong khô bằng quạt cho đến ráo nước thì đem cất vào hộp.
Lưu ý làm tỏi đen tại nhà:
- Nên sử dụng tỏi Lý Sơn, vì tỏi này có nhiều thành phần dinh dưỡng hơn
- Ủ bằng bia không phải là một bước quá quan trọng, bạn có thể bỏ qua bước này. Nhưng nếu ngâm với bia sẽ giúp rửa tỏi khỏi bụi bẩn, cung cấp độ ẩm cho tỏi. Dù vậy, bạn không nên thay bằng nước nhé, vì nó dễ làm tỏi bị úng, hỏng trong quá trình ủ.
- Bọc tỏi bằng giấy bạc nhằm tạo một lớp cách nhiệt để toit không bị cháy, ngoài ra còn giữ độ ẩm cho tỏi đảm bảo tỏi không bị khô mất nước khi ủ.
Bảo quản tỏi đen chuẩn vị
Làm tỏi đen cũng tốn khá nhiều thời gian mà nếu không bảo quản đúng cách khiến tỏi hỏng thì rất là tiếc. Do đó, ban cần lưu ý:
- Làm tỏi đen tại nhà nên làm số lượng đủ dùng thôi, vì tỏi tại nhà không dùng chất bảo quản nên sẽ dễ hư hơn
- Không để tỏi dưới ánh nắng mặt trời
- Nếu chưa sử dụng hết trong 1 tuần bạn cho vào túi chân không, kéo kín miệng túi lại. Tiếp theo cho túi vào hộp có nắp đậy kính tránh tiếp xúc với khí lạnh. Như vậy có thể bảo quản tỏi đen đến 6 tháng.
- Nếu không hút chân không được, nên sử dụng trong 1 tuần hoặc bỏ vào tủ lạnh để tăng thời gian bảo quản lên 2-3 tuần.
Dùng tỏi đen đúng cách
Tuy tỏi đen rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn nên sử dụng có liều lượng tránh gây tổn hại cho cơ thể. Dưới đây là những lưu ý khi dùng tỏi nha:
– Người bình thường: dùng 1-2 củ/ngày vào sáng và trưa.
– Ăn 2-3/củ ngày vào sáng trưa hoặc trưa chiều với những người mắc bệnh:Táo bón, ngăn ngừa ung thư, tăng hệ miễn dịch
– Phụ nữ mang thai dùng 1 củ/ngày
– Ăn tối đa 4 củ 1 ngày
– Dùng liên tục tối đá 45 ngày và nghỉ 2 tuần giữa các lần sử dụng tỏi
– Không ăn tỏi đen các trường hợp sau:
- Người bị bệnh máu trắng hoặc có triệu chứng liên quan đến rối loại đông máu
- Người bị huyết áp thấp, dạ dày, tiêu chảy, các vấn đề về thận và mắt
- Trẻ em dưới 1 tuổi
Tác dụng phụ của tỏi đen khi ăn quá nhiều
Tuy là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng dùng quá nhiều sẽ dấn đến các tác dụng phụ như:
- Nóng bức, khó chịu trong người
- Dễ gây kích ứng, tổn hại đến dạ dày và đường tiêu hóa.
Lúc này bạn cần phải đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.
Nên ăn tỏi đen như thế nào?
- Ăn trực tiếp
- Ngâm rượu: nên ngâm rượu nếp nguyên chất không cồn, uống 1 lần mỗi ngày, mỗi lần 50ml.
- Ngâm với mật ong: Đây là hỗn hợp có tác dụng cực mạnh trong việc điều trị các bệnh cảm, ho sổ mũi đặc biệt là ở trẻ em.
- Ép lấy nước.
- Nấu ăn.
Như vậy trainghiemdi.com đã giới thiệu bạn cách làm tỏi đen tại nhà rồi. Từ nay chúng ta sẽ không còn tốn tiền để mua tỏi đen nữa mà có thể tự làm nhưng vẫn đảm bảo tiêu chí ngon bổ rẻ đúng không nào. Chúc bạn thành công!